Bcham Legal
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền - Thủ tục nhanh chóng - chi phí tối ưu

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền của Bcham Legal giúp doanh nghiệp xây dựng "đế chế" riêng, bảo vệ danh tiếng và sản phẩm khỏi bị sao chép. Thủ tục nhanh chóng, chi phí tối ưu, cùng đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, Bcham Legal đồng hành cùng doanh nghiệp kiến tạo thương hiệu vững chắc, sẵn sàng bứt phá thị trường. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!

Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là dấu hiệu được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức và cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể bao gồm tên thương mại, logo, khẩu hiệu, hình ảnh, ký hiệu hoặc sự kết hợp của các yếu tố này. Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của các sản phẩm, hàng hóa của một tổ chức. Nói cách khác, đăng ký nhãn hiệu giống như việc "cung cấp giấy tờ chứng nhận" cho thương hiệu, đảm bảo tính độc quyền trên thị trường.

Ngăn chặn
hành vi xâm phạm

  • Ngăn chặn các hành vi sao chép, giả mạo, cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ danh tiếng và uy tín của thương hiệu.
  • Doanh nghiệp có quyền khởi kiện và đòi bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm nhãn hiệu được bảo hộ.

Khẳng định vị thế
thương hiệu

  • Nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường, tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng..
  • Khách hàng dễ dàng nhận diện và tin tưởng thương hiệu, từ đó gia tăng lòng trung thành và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Tăng cường khả năng cạnh tranh

  • Nhãn hiệu độc quyền là tài sản trí tuệ có giá trị, có thể được sử dụng để thế chấp vay vốn ngân hàng, thu hút đầu tư, hoặc chuyển nhượng, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng nhãn hiệu để quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường.

Tài liệu khách hàng cần chuẩn bị khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Required Documents for Trademark Registration
STT Loại giấy tờ/ tài liệu Số lượng Chi tiết
1 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu 02 Được đánh máy theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TTBKHCN
2 Mẫu nhãn hiệu 05 Tổng thể nhãn hiệu cần phải được trình bày trong khuôn mẫu có kích thước 80mm x 80mm. Trong trường hợp yêu cầu bảo hộ màu sắc, tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo phải trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
3 Chứng từ nộp phí, lệ phí
4 Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh công chứng/ chứng minh thư/ căn cước công dân/ hộ chiếu 01 Dùng để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký.
5 Giấy ủy quyền 01 Cần trong trường hợp đơn đăng ký được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
6 Tài liệu khác (nếu có)

4 điều cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký

Việc tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký là bước không bắt buộc nhưng cực kỳ quan trọng. Thực hiện tra cứu giúp chủ đơn có thể xác định những trùng lặp hoặc tương tự có thể ảnh hưởng đến việc đăng ký của mình. Qua đó, xác định được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Do đó, bạn nên chọn một đơn vị tra cứu uy tín để cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ, giảm thiểu rủi ro bị từ chối đăng ký.

Phân loại nhóm sản phẩm & dịch vụ chính xác

Đây là căn cứ để xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu khi hoạt động kinh doanh trên thị trường. Việt Nam hiện đang áp dụng phiên bản mới nhất của Bảng phân loại NICE quốc tế để thực hiện phân loại sản phẩm. Việc phân loại chính xác giúp đảm bảo rằng bạn không phải đối mặt với những yêu cầu phân loại lại, tránh phát sinh thêm chi phí.

Cân nhắc về quyền ưu tiên

Quyền ưu tiên là yếu tố quan trọng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Nếu bạn đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại một quốc gia thành viên của Công ước Paris, bạn có thể nộp đơn tại các quốc gia khác trong vòng 6 tháng và vẫn được hưởng quyền ưu tiên. Điều này cho phép nhãn hiệu được bảo vệ trước những đăng ký tương tự sau đó tại các quốc gia thành viên khác. Được biết, Việt Nam đã tham gia Công ước Paris từ ngày 08/03/1949.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn liên tục trong nhiều lần.

Phạm vi lãnh thổ bảo hộ nhãn hiệu?

Người đăng ký có thể yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Tuy nhiên, quyền bảo hộ của nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia nơi đã đăng ký. Chẳng hạn, nếu nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ tại Việt Nam, thì nó chỉ được bảo hộ trong lãnh thổ của Việt Nam.

Trong thời gian chờ cấp văn bằng, nhãn hiệu có được bảo hộ không?

Luật sở hữu trí tuệ tuân theo nguyên tắc "nộp đơn đầu tiên" (first-to-file), nghĩa là chủ thể nào đăng ký sớm nhất sẽ được bảo hộ. Điều này đảm bảo rằng nhãn hiệu sẽ được ghi nhận ngày ưu tiên bảo hộ ngay từ khi nộp đơn đăng ký.

Cơ quan nhà nước nào tại Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu?

Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ. Cơ quản này thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng thực hiện việc quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, bao gồm cả việc đăng ký, bảo hộ và sử dụng nhãn hiệu.

Trường hợp nào thì việc đăng ký nhãn hiệu của tôi có nguy cơ bị bác bỏ?

Ngoài lý do trùng lặp với nhãn hiệu đã được bảo hộ, một số trường hợp sau đây cũng có thể dẫn đến việc đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn bị bác bỏ:

  • Nhãn hiệu vi phạm các quy định cấm theo Luật Sở hữu trí tuệ: Ví dụ như nhãn hiệu sử dụng các biểu tượng quốc gia, quốc kỳ, huy hiệu, ảnh của các nhân vật nổi tiếng,... mà không được phép.
  • Nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng: Ví dụ như nhãn hiệu sử dụng hình ảnh, ký hiệu hoặc từ ngữ tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ.
  • Nhãn hiệu thiếu tính phân biệt: Ví dụ như nhãn hiệu chỉ sử dụng các từ ngữ chung chung, mô tả đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ mà không có tính độc đáo riêng.
  • Hồ sơ đăng ký không đầy đủ hoặc sai sót thông tin: Ví dụ như thiếu các tài liệu cần thiết, thông tin trong đơn đăng ký không chính xác hoặc không rõ ràng.

Đăng ký nhãn hiệu có bảo hộ thương hiệu trên toàn thế giới không? Nếu không, tôi cần làm gì để mở rộng sang thị trường quốc tế?

Đăng ký nhãn hiệu chỉ bảo hộ cho thương hiệu trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi bạn đăng ký. Do đó, nếu bạn muốn mở rộng sang thị trường quốc tế, bạn cần đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia mà bạn muốn kinh doanh. Có hai cách chính để đăng ký nhãn hiệu quốc tế:

  • Đăng ký theo Hệ thống Madrid: Đây là hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) quản lý. Hệ thống này cho phép bạn đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia chỉ với một đơn đăng ký duy nhất.
  • Đăng ký riêng lẻ tại từng quốc gia: Cách này tuy tốn kém và phức tạp hơn, nhưng có thể mang lại cho bạn quyền bảo hộ mạnh mẽ hơn tại từng quốc gia.

Hãy để Bcham Legal đồng hành cùng bạn trong hành trình bảo vệ và phát triển thương hiệu. Với dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp, uy tín, nhanh chóng và chi phí tối ưu, Bcham Legal sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu "lá chắn" pháp lý vững chắc cho thương hiệu của mình, tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công trong tương lai.

Sở hữu "lá chắn" pháp lý vững chắc cho thương hiệu từ hôm nay với Bcham Legal.