Bước chân vào thương trường luôn song hành với vô vàn thủ tục pháp lý. Điều này đôi khi khiến những nhà khởi nghiệp cảm thấy choáng ngợp, mất phương hướng. Đó là lý do Bcham ra đời dịch vụ thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp, giúp bạn hiện thực hóa giấc mơ kinh doanh nhanh chóng, thuận lợi
Những lợi ích vượt trội khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Bcham
Uy tín & Chuyên môn
Đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với ngành nghề kinh doanh, tối ưu hóa cơ cấu tổ chức và góp vốn.
Thủ tục đăng ký nhanh chóng
Chúng tôi đảm nhận toàn bộ thủ tục đăng ký doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn. Bạn không cần phải lo lắng về hồ sơ rắc rối hay những lần đi lại nhiều lần.
Soạn thảo hồ sơ hợp lệ
Các chuyên viên giàu kinh nghiệm của Bcham sẽ đảm bảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của bạn hoàn chỉnh, chính xác theo quy định pháp luật, tránh tình trạng bị trả lại hồ sơ.
Đăng ký mã số thuế và các loại giấy phép
Bcham hỗ trợ bạn đăng ký mã số thuế, đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Giấy phép Kinh doanh, giúp doanh nghiệp đi vào hoạt động hợp pháp ngay sau khi thành lập.
Đảm bảo tính bảo mật
Chúng tôi cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin của bạn, tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp
Hỗ trợ đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia, giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.

7 điều quan trọng cần chuẩn bị khi thành lập công ty
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau với những ưu và nhược điểm riêng. Bạn cần cân nhắc các yếu tố như số lượng thành viên sáng lập, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, trách nhiệm của thành viên... để lựa chọn loại hình phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Xác định ngành nghề kinh doanh
Bạn cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh chính của công ty để làm căn cứ cho việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan.
Chuẩn bị vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có để hoạt động. Mức vốn điều lệ tối thiểu sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau như: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty, Danh sách thành viên sáng lập, Giấy tờ chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của thành viên sáng lập...
Lựa chọn địa chỉ đăng ký kinh doanh
Địa chỉ đăng ký kinh doanh là nơi đặt trụ sở chính của công ty. Bạn cần lựa chọn địa chỉ phù hợp với ngành nghề kinh doanh và đáp ứng các quy định của pháp luật.
Vấn đề khác
- Mở tài khoản ngân hàng cho công ty
- Đăng ký mã số thuế
- Đăng ký con dấu công ty
- Tuân thủ các quy định về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
Hồ sơ bạn cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp

Công ty TNHH 1 thành viên
-
Điều lệ công ty
-
Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
-
Bản sao giấy tờ cá nhân (thẻ CCCD/ CMND/ Hộ chiếu) còn hiệu lực
-
Văn bản ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ (nếu có)
-
Giấy tờ kèm theo: bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền thành lập doanh nghiệp
Công ty TNHH 2 thành viên
-
Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân (thẻ CCCD/ CMND/ Hộ chiếu) còn hiệu lực
-
Giấy đề nghị xin đăng ký thành lập doanh nghiệp với ít nhất 2 thành viên
-
Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên
-
Danh sách thành viên tham gia góp vốn
Doanh nghiệp tư nhân
-
Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
-
Điều lệ doanh nghiệp
-
Bản sao giấy tờ cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân như CCCD/ CMMD/ Hộ chiếu
Công ty hợp danh
-
Điều lệ công ty
-
Đơn kiến nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh
-
Văn bản cử người đại diện theo diện ủy quyền của thành viên góp vốn là tổ chức, bảo sao CCCD/ CMND/ Hộ chiều còn thời hạn của người đại diện theo ủy quyền
-
Danh sách thành viên
-
Giấy tờ cá nhân (thẻ CCCD/ CMND/ Hộ chiếu) còn hiệu lực của các thành viên công ty và người đại diện theo pháp luật
-
Bảo sao còn thời hạn Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với thành viên góp vốn là tổ chức
Công ty cổ phần
-
Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần (Mẫu Phụ lục I-4 của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
-
Điều lệ công ty
-
Danh sách cổ đông đồng sáng lập (Mẫu Phụ lục I-7 của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
-
Giấy tờ cá nhân (thẻ CCCD/ CMND/ Hộ chiếu) còn hiệu lực của các cổ đông
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ, UBND tỉnh, thành phố)
-
Giấy chứng thực thông tin cá nhân của người đại diện pháp luật như CCCD, CMND hoặc hộ chiếu
-
Quyết định về việc góp vốn của các cổ đông
Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Bcham
1
Tư vấn thủ tục
Tư vấn loại hình doanh nghiệp, đề xuất tên công ty và kiểm tra tính duy nhất, ngành nghề kinh doanh,...
2
Chuẩn bị hồ sơ
Chuyên viên pháp lý của Bcham sẽ soạn thảo đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đảm bảo chính xác và tuân thủ theo quy định pháp luật.
3
Công khai thông tin
Bcham sẽ thực hiện đăng công báo thành lập công ty trên Cổng thông tin Quốc gia, giúp doanh nghiệp được công nhận pháp lý chính thức.
4
Tạo con dấu
Bcham sẽ hỗ trợ bạn thiết kế và gia công con dấu công ty theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng và độ bền cao.
5
Bàn giao giấy tờ
Bcham sẽ bàn giao Giấy phép kinh doanh, con dấu công ty và các hồ sơ liên quan đến địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.
6
Hỗ sợ sau thành lập
Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, giúp bạn an tâm kinh doanh.
5 câu hỏi thường gặp về dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- Thời gian cần thiết để hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp là bao lâu?
-
Thông thường, thời gian hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp trọn gói dao động từ 7 ngày đến 15 ngày làm việc. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào độ chính xác và đầy đủ của hồ sơ, cũng như tốc độ giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Sau khi thành lập doanh nghiệp, tôi cần lưu ý những thủ tục pháp lý nào khác?
-
Sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần thực hiện một số thủ tục pháp lý quan trọng khác, bao gồm:
-
Đăng ký mã số thuế: Mã số thuế là mã số nhận diện của doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động thuế.
-
Mở tài khoản ngân hàng: Tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thanh toán hợp pháp.
-
Đăng ký lao động: Doanh nghiệp có sử dụng lao động cần đăng ký lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Báo cáo thuế: Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
-
- Tôi có cần vốn điều lệ tối thiểu để thành lập doanh nghiệp không?
-
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, một số ngành nghề kinh doanh đặc thù vẫn yêu cầu vốn pháp định hoặc ký quỹ, cao hơn mức vốn điều lệ thông thường.
- Những rủi ro tiềm ẩn nào có thể gặp phải trong quá trình thành lập doanh nghiệp?
-
Một số rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thành lập doanh nghiệp bao gồm:
-
Rủi ro trong lựa chọn loại hình doanh nghiệp
-
Rủi ro trong đăng ký vốn điều lệ
-
Rủi ro trong khai báo và nộp thuế
-
Rủi ro trong kế toán doanh nghiệp
-